HomeĐánh giáTải về miễn phí các biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên

Tải về miễn phí các biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên

Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên được dùng để cấp quản lý doanh nghiệp đưa ra đánh giá và nhận xét nhân viên công ty theo những tiêu chí khác nhau. Sau đây, bài viết sẽ cung cấp những biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên chuẩn được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp, hy vọng là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn để từ đó có cách đánh giá và giám sát công việc đối với nhân viên hiệu quả hơn.

Đánh giá nhân viên là việc làm cần thiết của ban lãnh đạo hay quản lý doanh nghiệp. Sử dụng biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên là phương thức quản lý nguồn nhân lực không chỉ giúp phân loại năng lực, đặt đúng người đúng việc, giao phó đúng công việc phù hợp chuyên môn để đem đến kết quả tốt. Thông qua biểu mẫu đánh giá năng lực này, nhân viên cũng biết vị trí của mình, từ đó có những sự cố gắng tốt hơn cho công việc được giao.

1. Tải miễn phí biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên

Mẫu 1:

Tải về miễn phí các biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên

Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả nhất

>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương tại hơn 3600 doanh nghiệp vừa và lớn

Mẫu 2:

CÔNG TY ……………………………CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC CỦA CÁ NHÂN

Thời gian: ……….

Họ & tên: ……………………………………Đơn vị/ bộ phận:……………………………

Chức danh công việc: ……………………… Nhóm chức danh:..…………………………..

STTNội dungTrọng số (%) 

Tần suất (ngày/tuần/tháng…)

Chỉ số đo lườngThực hiện(%) Thực hiệnKết quả

(TS*TH)

 

Thước đo

KPI
Hiện tạiChỉ tiêu
 1234567(8)=(7)/(6)=(8)x(2)
AĐánh giá theo KPI, X%70       
I         
1         
2         
3         
II         
1         
2         
BNăng lực đóng góp, Y%30Tự đánh giáQuản lý đánh giáQuản lý đánh giá x TS
IKiến thức, y1    
IIKỹ năng, y2   X
IIIHành vi, y3   X
TỔNG CỘNG:

(X+Y) = (x1+x2) + (y1+y2+y3)

100xxx (điểm tổng kết)

 

DUYỆTQUẢN LÝ TRỰC TIẾPNGƯỜI LAO ĐỘNG

Bảng đánh giá nhân viên mẫu 2

Mẫu 3: 

LOGO CÔNG TYCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

BẢNG NHẬN XÉT NHÂN VIÊN

Kính gửi: Ban giám đốc Công ty………………

Phòng Hành Chính Nhân Sự

Bộ phận (Phòng ban): ……………………………………………………………………………………..

Người đánh giá: ………………………………………Chức vụ: …………………………………………..

Xin thông báo kết quả làm việc của nhân viên như sau:

Họ và tên nhân viên: ………………………………………Vị trí: …………………………………………………

Phòng ban: ………………………………………………………………………………………………

Thời gian làm việc từ ngày …………………………………………….đến ngày ………………………….

Lưu ý: Người đánh giá, nhận xét tích (x) vào ô tương ứng.

STTNỘI DUNG ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 

GHI CHÚ

Xuất sắcKháTBKém
1Chấp hành nội quy     
 Tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động     
Tuân thủ nội quy, quy chế làm việc của Công ty     
2Tác phong     
 Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ     
Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh nơi làm việc     
Nhanh nhẹn, linh hoạt     
3Quan hệ     
 Với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng     
Giải quyết yêu cầu của khách hàng: nhanh chóng, kịp thời     
Thái độ chăm sóc khách hàng: cẩn thận, chu đáo, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng     
STTNỘI DUNG ĐÁNH GIÁKẾT QUẢ ĐÁNH GIÁGHI CHÚ
Xuất sắcKháTBKém
4Công việc     
 Tinh thần hợp tác trong công việc     
Thao tác thực hiện công việc     
Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành     
Mức độ hiểu biết về công việc được giao     
Khả năng tiếp thu công việc     
Hiểu rõ các nghiệp vụ của công việc     
Kiến thức chuyên môn phù hợp với công việc     
Mức độ tin cậy     
Tính kỷ luật     
Khả năng làm việc độc lập và sự chủ động trong công việc     
Sự sáng tạo trong công việc     
Hiểu biết về sản phẩm dịch vụ của Công ty     
Tinh thần học hỏi và cầu tiến     
Chấp hành mệnh lệnh của người quản lý     
5Kỹ năng     
 Kỹ năng giao tiếp     
Kỹ năng làm việc nhóm     
Thao tác thực hiện các kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, thuyết phục,…     
Kỹ năng giải quyết vấn đề     
Kỹ năng hoạch định công việc và quản lý     
Kỹ năng thích ứng với công việc/áp lực công việc     
6Sử dụng trang thiết bị     
 Sử dụng thành thạo các máy móc thiết bị     
 Có tinh thần sử dụng tiết kiệm tài sản của Công ty     
 TỔNG SỐ ĐIỂM     

(Cột đánh giá nào được đánh dấu nhiều nhất sẽ đánh giá nhân viên theo cấp độ đó).

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐÁNH GIÁ:

Ưu điểm của nhân viên: ………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Khuyết điểm của nhân viên:……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đánh giá chung:………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Kiến nghị:……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Giám đốc xét duyệt: ………Người lập biểu

(Ký, ghi rõ họ tên)

Bảng đánh giá nhân viên mẫu 3

2. Các tiêu chí sử dụng đánh giá nhân viên

  • Thái độ làm việc

Có nhiều nhà lãnh đạo đánh giá cao thái độ của nhân viên hơn năng lực chuyên môn của họ. Bởi, họ cho rằng kiến thức chuyên môn có thể trau dồi và đào tạo cho một nhân viên chưa có kinh nghiệm, tuy nhiên một người năng lực tốt nhưng kiêu ngạo và thái độ không đúng mực sẽ khó mà đem đến hiệu quả lâu dài trong quá trình làm việc. Dưới đây là những tiêu chí thể hiện thái độ làm việc tốt trong biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên.

  • Tính trung thưc;
  • Cẩn trọng trong công việc;
  • Tinh thần tự giác, ham học hỏi;
  • Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng;
  • Chuyên cần, đúng giờ.
  • Năng lực

Trong biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên thông thường sẽ có 03 tiêu chí để xét theo năng lực đó là: mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc được giao. Cụ thể:

– Mục tiêu hành chính: Đánh giá dựa trên hiệu quả công việc, mức độ làm việc, từ đó làm cơ sở khen thưởng, đề bạt hoặc sa thải.

Mục tiêu phát triển: Đánh giá mục tiêu phát triển (KPI) dựa theo mục tiêu ngắn/dài hạn và nguyện vọng của nhân viên… Từ đó, đề ra các chiến lược phát triển nhằm hỗ trợ nhân viên đạt kết quả tốt nhất trong công việc. 

Mục tiêu hoàn thành công việc: Dựa trên khối lượng công việc được giao và việc hoàn thành của nhân viên mà nhà quản lý có thể đánh giá nhân viên nào có thực lực, nhân viên nào cần đào tạo thêm.

>> Xem thêm: Lợi ích từ việc ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự online

 

Bài viết liên quan