HomeKiến thức chungChuyện nghềViệc làm trưởng phòng nhân sự gồm những gì?

Việc làm trưởng phòng nhân sự gồm những gì?

Trong doanh nghiệp, mỗi bộ phận đều đảm nhiệm những vai trò quan trọng nhất định, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển doanh nghiệp. Đứng đầu mỗi bộ phận là trưởng bộ phận, người có vai trò quyết định, triển khai và chịu trách nhiệm với toàn bộ công việc của nhóm. Tương tự với bộ phận nhân sự, trưởng phòng nhân sự có trọng trách rất lớn, bởi các hoạt động nhân sự thực hiện sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nhân lực toàn Công ty.

Vậy cụ thể việc làm trưởng phòng nhân sự gồm những gì? Bài viết sau đây, sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng để bạn đọc có được câu trả lời hữu ích cho mình.

Cơ hội việc làm cho nhân sự nghề luật ở Việt Nam hiện nay

Trưởng phòng nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc doanh nghiệp. Họ là những người thực hiện cầu nối giữa đông đảo nhân sự trong doanh nghiệp, đồng thời là người giải quyết các vấn đề nội bộ một cách hiệu quả.

Về việc làm trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp

1. Tuyển dụng

Trưởng phòng nhân sự là người sẽ trực tiếp kiểm soát, và thậm chí đóng vai trò quan trọng khi thực hiện các bước công việc sau:

  • Nhận định và đề xuất về nhu cầu tuyển dụng;
  • Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu tuyển dụng;
  • Lên chi tiết mô tả công việc và nội dung tuyển dụng cho các vị trí cần thiết;
  • Phỏng vấn và tuyển chọn;
  • Đào tạo, giúp nhân sự mới hòa nhập với môi trường, văn hóa doanh nghiệp; 
  • Quản lý các tài liệu liên quan đến quy trình tuyển dụng.

Những công việc làm trưởng phòng nhân sự trên trong quá trình thực hiện,  HR Manager có thể bàn giao cho nhân viên của mình đảm nhiệm thay. Song họ phải là người trực tiếp đứng ra quản lý và kiểm soát, vì đây là trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận.

2. Đào tạo và phát triển con người

Trong số các việc làm trưởng phòng nhân sự, không thể không kể tới việc đào tạo và phát triển con người. Trực tiếp đào tạo nhân viên mới và kích thích họ phát triển là việc cần thiết phải làm trong doanh nghệp. Trước bối cảnh môi trường kinh doanh hiện đại, CNTT phát triển không ngừng, các nhân viên có kinh nghiệm cũng cần được trau dồi kiến thức mới hằng ngày. Lúc này, người quản lý nhân sự chính là cầu nối về quan hệ để làm giảm thiểu chi phí học tập và kích thích khả năng học hỏi trong mỗi nhân viên. (Xem thêm: Cách thức xây dựng quy trình quản lý nhân sự)

Khi đào tạo, việc làm trưởng phòng nhân sự thực hiện chính đó là:

  • Quan sát và đề xuất đào tạo: Trưởng phòng nhân sự cần lên khung chương trình hoặc đứng ra tổ chức lớp học, bố trí công việc và người thực hiện. Khi cần thiết sẽ  mời các diễn giả, chuyên viên giỏi về một số lĩnh vực để trực tiếp giảng dạy. 
  • Tổ chức đào tạo: Chuẩn bị kế hoạch chi tiết về địa điểm, hình thức giảng dạy (online, offline), người dạy, chi phí, thời gian, … là công việc mà một người quản lý cần để tâm.
  • Hỗ trợ kiểm tra đầu ra và kiểm tra sau khóa học: Trưởng phòng nhân sự cần nắm được nhân sự tham gia đào tạo có hiệu quả không? Toàn bộ kiến thức có được ứng dụng không, để đo lường hiệu quả về chi phí khi bỏ ra cho nhân viên đi học. Sau đó, đại diện doanh nghiệp tổ chức khảo sát để biết rằng liệu có nên tổ chức các khóa học kiểu như này nữa không.
  • Quản lý giấy tờ liên quan tới quá trình đào tạo: Ở đây là các giấy tờ liên quan như chứng chỉ hoàn thành khóa học, các chi phí, bài thu hoạch của mỗi nhân viên sau buổi học, … Đây là những tài liệu cần được Nhân sự nắm giữ và quản lý.

Trong quá trình đào tạo đầu vào nhân sự cho doanh nghiệp, việc làm trưởng phòng nhân sự cần nắm được là vai trò giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tuyệt đối các sai sót nghiêm trọng. Tiếp đó, thực hiện báo cáo với cấp trên hiệu quả công việc, nếu phần lớn chi phí đào tạo được công ty chi trả.

3. Đánh giá và quản lý nhân sự

Bất kể một chiến lược nhân sự hay kế hoạch về nhân sự dù to hay nhỏ cũng buộc phải đi kèm quy trình đánh giá nhân viên bài bản. Và không ai khác, việc làm trưởng phòng nhân sự sẽ là người đưa ra khung đánh giá đó. 

Việc đánh giá rất quan trọng vì nó sẽ theo dõi đầy đủ sự tiến bộ của nhân viên sau một thời gian làm việc và học tập tại công ty. Qua đó, giúp cho quá trình cắt giảm hoặc thuê mới nhân sự trở nên công bằng, minh bạch hơn.

>> Tham khảo: Phần mềm quản lý nhân sự, lương, bảo hiểm xã hội tốt nhất
>>Thông tin liên quan: Tài liệu quy trình tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn ISO từ A->Z

 

Bài viết liên quan