Có thể nói, gọi điện mời ứng viên đến phỏng vấn thành công chính là một nghệ thuật. Bởi đây là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất mà các nhà tuyển dụng đều phải trải qua. Vậy làm thế nào để có thể mời ứng viên đến phỏng vấn thành công? Chúng tôi sẽ bật mí ngay cho bạn 5 cách để có thể gọi ứng viên phỏng vấn hiệu quả và chuyên nghiệp.
1. Thời gian gọi điện
Thời gian gọi điện thích hợp chính là điều đầu tiên mà các nhà tuyển dụng cần lưu ý. Bởi thông thường các ứng viên sẽ đi tìm việc làm trong thời gian đang bàn giao công việc ở công ty hiện tại. Vì vậy, nếu nhà tuyển dụng liên hệ vào giờ hành chính có thể sẽ tạo ra cảm giác không thoải mái cho ứng viên. Bởi họ không thể trả lời điện thoại ngay trước mặt đồng nghiệp hoặc sếp của họ.
Mẹo gọi điện mời ứng viên phỏng vấn chuyên nghiệp nhất
Chính vì vậy, thời gian gọi điện mời ứng viên thích hợp nhất sẽ là vào giờ nghỉ trưa. Hoặc các khung giờ ngoài hành chính như sau 6 giờ tối.
2. Thực hiện cá nhân hóa cuộc gọi
Trong quá trình liên hệ đến ứng viên, các nhà tuyển dụng cần điều chỉnh lời mời của bạn đến ứng viên. Cụ thể như nói rõ chức danh của vị trí, xác nhận vị trí mà ứng viên muốn ứng tuyển. Đặc biệt, các nhà tuyển dụng nên chia sẻ về quy trình các bước trong buổi phỏng vấn. Ví dụ như ứng viên sẽ phỏng vấn cùng bộ phận nào? phải thực hiện bài kiểm tra hay không? Hay quá trình phỏng vấn bao gồm 2 hoặc 3 vòng,..v..v.. Và cuối cùng là nhà tuyển dụng đừng quên nhắc nhở ứng viên cần mang theo các tài liệu gì.
3. Hỗ trợ thay đổi thời gian phỏng vấn
Việc ứng viên yêu cầu thay đổi thời gian phỏng vấn xảy ra rất nhiều. Vì vậy, các nhà tuyển dụng nên chủ động linh hoạt điều này. Bởi hầu như ứng viên đều đang vướng bận toàn thời gian tại công ty đang làm việc. Vì vậy việc sắp xếp thời gian đi phỏng vấn trong giờ hành chính là rất khó. Các nhà tuyển dụng có thể cho ứng viên lựa chọn một mốc thời gian cụ thể mà ứng viên có thể sắp xếp được. Điều này cũng giúp ứng viên có thêm một chút thiện cảm với doanh nghiệp hơn.
4. Chi tiết hóa thông tin cho ứng viên
Sau quá trình trao đổi với ứng viên, các nhà tuyển dụng nên xác nhận lại một lần nữa qua địa chỉ email của ứng viên bằng việc cung cấp chi tiết hóa các thông tin đến ứng viên như: tên tòa nhà, số tầng, địa chỉ cụ thể hoặc đính kèm thêm bản đồ. Đặc biệt, trong quá trình trao đổi, nhà tuyển dụng cần nhắc nhớ cho ứng viên tên người sẽ phụ trách đón tiếp ứng viên để họ biết và hỏi ngay tại quầy lễ tân.
>>> Xem thêm: Tổng hợp những kỹ năng tuyển dụng nhân sự hiệu quả nhất.
5. Giọng nói thân thiện, chuyên nghiệp
Vì giao tiếp với nhau bằng cuộc gọi thoại nên giọng nói sẽ là yếu tố giúp ứng viên có thiện chí với nhà tuyển dụng cũng như là doanh nghiệp. Thông qua giọng nói các ứng viên cũng có thể đánh giá được phần nào về văn hóa và độ chuyên nghiệp của công ty. Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng phải có một tone giọng nhẹ nhàng, khéo léo, thân thiện nhưng vẫn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Không nên tỏ ra khó chịu, suồng sã hay nghiêm trọng hóa vấn đề mà chỉ nên giao tiếp nhẹ nhàng, đúng chuẩn mực.
Gọi điện mời ứng viên đến phỏng vấn không quá khó nhưng cũng đòi hỏi các nhà tuyển dụng cần có nhiều kỹ năng khéo léo. Trên đây là bài viết giúp các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tiếp cận và tạo ấn tượng đến ứng viên. Hy vọng, các nhà tuyển dụng sẽ áp dụng thành công.
>>> Xem thêm: Cách chọn phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả – giá thành hợp lý nhất.