HomeKiến thức chungChuyện nghềCác công việc chính trong “nghề IT” hiện nay

Các công việc chính trong “nghề IT” hiện nay

Ở Việt Nam, nghề IT còn được hiểu là những người lập trình, công việc của những IT không chỉ dừng lại ở việc xử lý dữ liệu máy tính nữa mà còn thực hiện cả các công việc liên quan đến thiết kế và viết phần mềm máy tính.

Tổng quan về nghề IT

Thuật ngữ IT là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Information Technology”, dịch ra tiếng Việt là công nghệ thông tin (CNTT). Đây là một nghề đang rất “hot” và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nghề IT gồm những công việc liên quan đến phần mềm của máy tính, mạng lưới Internet và xử lý dữ liệu…

Ở Việt Nam, IT còn được hiểu là những người lập trình, công việc của những IT không chỉ dừng lại ở việc xử lý dữ liệu máy tính nữa mà còn thực hiện cả các công việc liên quan đến thiết kế và viết phần mềm máy tính. Có rất nhiều loại hình công việc trong ngành công nghệ thông tin, tùy vào các điểm mạnh và sở thích của mình, mỗi cá nhân có thể tìm được những vai trò phù hợp về lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực IT này. Cụ thể như:

  • Nhân viên phân tích dữ liệu
  • Quản trị hệ thống
  • Lập trình viên
  • Kỹ sư phần mềm
  • Nhân viên phân tích hệ thống
  • Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật/ người sử dụng cuối cùng
  • Thiết kế web/ dịch vụ Internet

Các công việc chính trong “nghề IT” hiện nay

  1. Nhân viên phân tích dữ liệu

Công việc này thường thấy ở các công ty phần mềm, công ty tư vấn, công ty về ứng dụng CNTT thuộc các ngành nghề khác nhau. Người làm Nhân viên phân tích dữ liệu sẽ thảo luận về các nhu cầu ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp với các nhân viên nội bộ hay các khách hàng. Sau đó, thu thập và sắp xếp các dữ liệu thích hợp để xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, tiến hành các nghiên cứu liên quan.

Để làm được, vị trí này đòi hỏi người lao động phải có khả năng phân tích và tư duy logic, sử dụng thành thạo các hệ thống cơ sở dữ liệu/CNTT nhằm tạo ra các báo cáo hỗ trợ cho việc phân tích; marketing; các chương trình giới thiệu sản phẩm; giám sát và duy trì chất lượng hệ thống CSDL cũng như tính bảo mật khi cập nhật và sử dụng hệ thống trong doanh nghiệp.

Tại nhiều doanh nghiệp lớn, các khóa huấn luyện cho tất cả các vị trí từ hỗ trợ kỹ thuật, tiếp thị, đến quản trị cơ sở dữ liệu hay phát triển phần mềm rất thường xuyên được tổ chức. Đây là chương trình huấn luyện cần thiết đối với việc lưu trữ hệ thống CSDL và sử dụng các kỹ năng lập trình như ORACLE and SQL. Sau khi các nhân viên đã có kinh nghiệm làm việc tập thể trong các dự án, họ sẽ có cơ hội thành những người lãnh đạo dự án.

  1. Quản trị hệ thống

Làm việc cho các công ty quản lý thiết bị, họ là những người sẽ chịu trách nhiệm vận hành các thiết bị CNTT cho khách hàng và duy trì sự ổn định của hệ thống. Ngoài ra, nhân viên quản trị hệ thống còn làm một công việc phát sinh khác như bảo trì và cập nhật hệ thống khi cần thiết, theo dõi số lượng người sử dụng hệ thống và đưa ra cải tiến (nếu cần) để hệ thống doanh nghiệp ổn định trong quá trình vận hành; tuyển dụng, đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên nhập dữ liệu đến nhân viên vận hành, lập trình viên…

Các nhà quản trị hệ thống thường bắt đầu với công việc của một lập trình viên, tiếp theo đó là thiết kế, phân tích hệ thống, quản trị mạng nội bộ và quản lý cấp bộ phận. Họ có thể trở thành những nhà quản lý hay Giám đốc công nghệ thông tin.

  1. Lập trình viên hệ thống

Lập trình viên hệ thống cũng là một công việc rất hot trong nghề IT. Họ làm việc cho bộ phận công nghệ tại các công ty lớn, công ty tư vấn phần mềm, các nhà sản xuất điện tử và phần mềm. Công việc chính là viết các phần mềm như hệ điều hành hay các ngôn ngữ cấp thấp, tạo tiền đề cho máy tính triển khai các ứng dụng ở ngôn ngữ cao hơn hay chuyển thông tin đến các thiết bị khác.

Hơn nữa, với tay nghề cao và những hiểu biết về một hệ thống máy tính cụ thể, các lập trình viên hệ thống còn tìm và phát hiện ra những lỗi trong phần mềm; chạy thử các chương trình để kiểm tra khả năng thích ứng khi đưa vào thực tế; chuẩn bị các tài liệu mô tả phương thức hoạt động của phần mềm.

  1. Kỹ sư phần mềm

Làm việc chủ yếu cho các công ty điện tử và viễn thông; nhiệm vụ chính của các Kỹ sư phần mềm cũng tương tự như lập trình viên. Tuy nhiên, họ tập trung hơn vào các ứng dụng kỹ thuật và thiết kế, sử dụng ngôn ngữ máy tính để viết các chương trình phục vụ cho công việc; sử dụng các công cụ để viết ra các phần mềm, hoàn thành tài liệu hướng dẫn, chạy thử chương trình; tích hợp các chương trình được tạo, tìm và phát hiện lỗi.

  1. Nhân viên phân tích hệ thống

Trong nghề IT, các nhân viên đều bắt đầu ở vị trí lập trình viên -> lập trình viên phân tích -> nhân viên phân tích hệ thống.

Nhân viên phân tích hệ thống trong các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị các lưu đồ hệ thống, quyết định phần có thể được tin học hóa trong hệ thống; đánh giá các phần cứng được yêu cầu khi triển khai hệ thống (tốc độ, chi phí, dung lượng bộ nhớ…); xem xét để thay đổi nếu hệ thống khi chạy thử không đáp ứng được yêu cầu.

Người làm công việc này bên cạnh kỹ năng chuyên môn, cũng cần khả năng giao tiếp thành thạo bởi sẽ thường xuyên gặp gỡ trưởng dự án và khách hàng để thảo luận về chi tiết về dự án, thiết lập tính khả thi của dự án. Bên cạnh đó, liên lạc với các lập trình viên, phân công công việc và giám sát quá trình sản xuất phần mềm.

  1. Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật

Làm việc cho các nhà cung cấp phần mềm và phần cứng tại văn phòng của người sử dụng cuối cùng. Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật tiếp nhận các vấn đề trục trặc về phần mềm từ bộ phận chăm sóc, cung cấp giải pháp xử lý cho khách hàng/người sử dụng hiện thời để giải quyết vấn đề; lên kế hoạch hỗ trợ và đóng góp ý kiến trong việc cập nhật phát triển sản phẩm mới; khuyến khích khách hàng nâng cấp sản phẩm.

  1. Thiết kế web/dịch vụ Internet

Nhân sự là công việc này trong nghề IT sẽ làm tại các nhà sản xuất phần mềm, công ty tư vấn thiết kế web hay các công ty lớn. Công việc chính là:

–          Tổng hợp lựa chọn và yêu cầu của khách hàng về website;

–          Thiết kế và tạo các trang web, liên kết;

–          Thử nghiệm thiết kế, cài đặt phiên bản web và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng;

–          Cập nhật những thay đổi mới trong lĩnh vực chuyên môn liên quan;

–          Đề xuất ý tưởng cải tiến sản phẩm.

Thông thường, các công ty lớn sẽ tổ chức khóa huấn luyện kỹ thuật cho nhân viên thiết kế web trang bị các kỹ năng nền tảng. Ngược lại, các công ty nhỏ đòi hỏi nhân viên tự học hỏi các kiến thức về một số ngôn ngữ lập trình như Java, Visual Basis thông qua quá trình làm việc.

>> Tin liên quan: Tham khảo những ngành kiếm được nhiều tiền nhất hiện nay
>> Tham khảo: Những phần mềm kế toán bán hàng chuyên nghiệp hiện nay

 

Bài viết liên quan

Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là một đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm Quản trị doanh nghiệp (ERP) và Quản trị tài chính – kế toán dành cho các Doanh nghiệp vừa và lớn.

DMCA.com Protection Status

VP Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà 311 – 313 Trường Chinh, Thanh Xuân.
Tel: 024 3776 2472
VP Đà Nẵng: Tầng 3, 466 Nguyễn Hữu Thọ, Cẩm Lệ.
Tel: 0236 363 3733
VP Tp. HCM: Lầu 2, 116-118 Ng.Thị Minh Khai, P.6, Q.3.
Tel: 028 3930 3352