HomeKiến thức chungChuyện nghềChi tiết công việc của bộ phận nhân sự gồm những gì?

Chi tiết công việc của bộ phận nhân sự gồm những gì?

Nhân sự là bộ phận không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp có quy mô và lĩnh vực hoạt động sản xuất khác nhau, đóng vai trò chủ chốt giúp doanh nghiệp đương đầu với những thay đổi bất ngờ của môi trường và giải quyết nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao. Vậy vai trò và chi tiết công việc của bộ phận nhân sự gồm những gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

Dù là doanh nghiệp quy mô nhỏ, hay lớn, hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, hay dệt may, sản xuất… hay bất cứ lĩnh vực nào thì trong cơ cấu bộ máy công ty cũng không thể thiếu Nhân sự. Công việc của nhân sự bao gồm nhiều tab vụ liên quan đến quản lý con người, chẳng hạn như: Tuyển dụng, kế hoạch lương thưởng và phúc lợi, đào tạo, đánh giá… Đúng như tên gọi, Human Resources – bộ phận Nhân sự quản lý tất cả những gì liên quan đến nguồn lực và phúc lợi của con người.

Vai trò và chi tiết công việc của bộ phận nhân sự gồm những gì?Vai trò của của bộ phận Nhân sự

Không chỉ có tuyển dụng, bộ phận nhân sự còn rất nhiều chức năng khác như tính toán tiền lương, lập kế hoạch đào tạo, đánh giá hiệu quả, giúp nhân viên mới gia nhập văn hóa doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và nhiều hơn nữa… Đó là những vai trò quan trọng của bộ phận nhân sự đối với doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Các mô hình quản trị nhân sự hiện đại trong doanh nghiệp

Tuyển dụng và đào tạo

Đây là một trong những nhiệm vụ chính của bộ phận nhân sự. Người làm nhân sự có trách nhiệm lên kế hoạch và chiến lược tuyển dụng để thu hút nhân tài về với doanh nghiệp. 

Cụ thể, chịu trách nhiêm về toàn bộ kế hoạch tuyển dụng qua các tiêu chí, yêu cầu và mô tả của từng công việc. Ngoài ra, liên quan đến tuyển dụng, cán bộ nhân sự còn có trách nhiệm xây dựng phạm vi công việc và chỉ ra nghĩa vụ của người nhân viên. Từ những yếu tố trên, nhân sự sẽ chuẩn bị các điều khoản, soạn thảo hợp đồng lao động cho ứng viên mới. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ nhân sự cũng sẽ trực tiếp đào tạo các kỹ năng mới cho nhân viên để đáp ứng tốt hơn với vai trò của mình.

Đánh giá hiệu quả

Nhân sự doanh nghiệp là người thường xuyên giao tiếp với các nhân viên trong văn phòng để cung cấp cho họ những phản hồi về hiệu quả làm việc, giúp nhân viên xác định rõ vai trò của mình. Đồng thời, đưa ra gợi ý để giúp nhân viên cải thiện hiệu quả, phát huy hết tiềm năng của mình. 

Hoạt động này thường rất có lợi, vì giúp nhân viên xác định rõ vai trò của mình, định hướng mục tiêu rõ ràng và giúp họ thực hiện các mục tiêu toàn tâm toàn ý. Nếu công việc đánh giá được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, sẽ tạo động lực lớn cho nhân viên.

Duy trì môi trường làm việc tốt

Mỗi nhân viên đều cần một tinh thần thoải mái, sức khỏe đầy đủ, một môi trường điều kiện làm việc tốt để cống hiến cho công việc và doanh nghiệp. Vì vậy, duy trì bầu không khí làm việc là vai trò vô cùng quan trọng của bộ phận nhân sự. 

Môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, sẽ giúp nhân viên phát huy tốt nhất khả năng của mình. Đồng thời, một bầu không khí làm việc thân thiện cũng làm gia tăng sự hài lòng cho các nhân viên.

Quản lý tranh chấp

Có nhiều vấn đề có thể phát sinh trong một tổ chức, dẫn đến những tranh chấp không mong đợi giữa những người lao động với nhau hoặc giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Trước bối cảnh đó, bộ phận nhân sự sẽ đóng vai trò là một nhà tư vấn, hòa giải để giải quyết các vấn đề trên một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng chịu trách nhiệm hành động kịp thời, có các giải pháp phòng ngừa các vấn đề trên trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.

Quan hệ công chúng

Đây là vai trò đặc biệt quan trọng của bộ phận nhân sự. Phần lớn trách nhiệm duy trì các mối quan hệ tốt với công chúng đều phụ thuộc vào phòng nhân sự. Nhân sự không chỉ chịu trách nhiệm tổ chức ra các cuộc gặp gỡ, trao đổi trên danh nghĩa của công ty với đối tác bên ngoài (các doanh nghiệp, đơn vị báo chí, truyền thông…), và đôi lúc còn có vai trò tích cực trong các hoạt động lập ra kế hoạch kinh doanh và tiếp thị cho doanh nghiệp.

Chi tiết công việc của bộ phận nhân sự 

Hoạch định nguồn lực nhân sự:

Tối thiểu 3 tháng/ lần, bộ phận nhân sự phải theo dõi và đánh giá về tình hình nhân lực trong doanh nghiệp. Từ đó, thống kê ra nhu cầu của nhân sự, dự báo về nhân sự trong tương lai của công ty trên cơ sở những quy trình sản xuất đã được thiết lập sẵn, cũng như những thay đổi và nhân tố khác. Tiếp đó, xây dựng các chương trình và kế hoạch nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, tham mưu các vấn đề về chính sách nguồn lực với chi nhánh cùng phòng ban, nhân xưởng…

Tuyển dụng:

Thực hiện dự báo nhu cầu tuyển dụng hàng năm, đưa ra chiến lược, chính sách và kế hoạch tác nghiệp cụ thể. Tiếp đến, nhận, sàng lọc và xử lý hồ sơ ứng viên, thông báo với ứng viên đạt yêu cầu phóng vấn, đồng thời tổng kết công tác tuyển dụng, theo dõi các biến động nhân sự trong công ty và cho nhân viên mới ký kết hợp đồng lao động.

Đào tạo:

Cán bộ nhân sự tiến hành lập kế hoạch và triển khai đào tạo cho nhân viên nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc. Đồng thời, giám sát đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo đã thực hiện; đảm bảo các kế hoạch đào tạo diễn ra đúng thời hạn, đạt chất lượng. Nếu cần, nhân sự sẽ phải đưa ra mục tiêu và giải pháp để nâng cao mặt bằng chung của nhân viên, đáp ứng tiêu chuẩn phát triển của công ty. Thiết lập danh sách và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các chương trình đào tạo, và tham mưu cho giám đốc về các chương trình cũng như dự án đào tạo nhân viên.

Tiền lương:

Nhân sự có nhiệm vụ tính toán tiền lương và các chế độ phúc lợi có liên quan cho nhân viên công ty; quyết toán mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên có mức thu nhập chịu thuế; thông báo quy định, chính sách (Ca làm việc, tài khoản cá nhân, chính sách khác cho nhân viên…); triển khai các quyết định về lương, thưởng cùng các báo cáo có liên quan đến nhân viên.

Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc nắm rõ phần nào các công việc của bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch cụ thể cho công việc bản thân.

>> Phần mềm quản lý nhân sự, lương, bảo hiểm xã hội tốt nhất
>> Xem thêm: Quy trình các bước đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

 

Bài viết liên quan