HomeĐào tạoKỹ năng phỏng vấnKỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng

Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng

Đàm phán lương giữ một vai trò rất quan trọng trong buổi phỏng vấn. Nhưng ngay cả với những người có kinh nghiệm thì kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng cũng không phải chuyện dễ dàng. Vậy có những cách thức nào để tham gia đàm phán lương hiệu quả với nhà tuyển dụng và bạn có thể thành công khi thu về một mức lương xứng đáng?

Nghiên cứu về mặt bằng lương 

Trước khi bước vào cuộc đàm phán lương, điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về mặt bằng lương hiện tại. Do nền kinh tế luôn có sự biến động, việc tìm hiểu trước về mức lương sẽ giúp bạn tránh được những tình huống mất điểm trước nhà tuyển dụng. Các tập đoàn lớn sẽ trả lương cao hơn các doanh nghiệp nhỏ. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa là họ sẽ có yêu cầu cao hơn cho công việc.

Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng thành công

Kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng thành công

Trên thực tế, mức lương công việc mới bạn nhận được có thể chỉ bằng 70 – 80% so với trước. Hãy tham khảo lại mặt bằng lương công việc của bạn trên các website hỗ trợ tra cứu lương. Hay từ những đồng nghiệp, bạn bè, người làm cùng lĩnh vực để tham khảo… Từ đó, đưa ra mức lương bản thân mong muốn. Nhưng lựa chọn mức lương phải hợp lý nhất. Bên cạnh trình độ chuyên môn, bằng cấp thì sự chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng trong kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc họ sẽ trả mức lương cho bạn là bao nhiêu.

Chọn thời điểm phù hợp để thương thảo  

Việc đàm phán muốn thành công thì cần phụ thuộc nhiều vào thời điểm. Bạn nên chọn thảo luận về lương vào lúc nhà tuyển dụng đang có tâm trạng tốt. Đặc biệt là lúc mà bạn đang làm nhà tuyển dụng hài lòng về bạn. Thời điểm này, bạn có nhiều cơ hội để “nâng tầm” bản thân hơn. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đề cập đến mức lương khi mới phỏng vấn. Bạn cũng đừng vội trả lời ngay mà nên kéo dài thêm thời gian để tìm hiểu kỹ về khối lượng. Và yêu cầu công việc bạn sẽ phải làm.

Thẳng thắn, nhưng cần khéo léo 

Một lời khuyên chân thành cho kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng là đừng tỏ ra quá khiêm tốn. Bạn cứ mạnh dạn đưa ra mức lương mà mình mong muốn để cùng trao đổi. Khi được hỏi về mức lương kỳ vọng, việc đưa ra mức lương thấp không có nghĩa là bạn sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng. Đôi khi, điều này còn khiến họ đánh giá bạn không có nhiều năng lực. Hoặc họ sẽ nghĩ rằng bạn sẽ không gắn bó lâu với công việc. Nên không cần cân nhắc mức lương. Như vậy, bạn cũng mất đi cơ hội đàm phán lương.

Trường hợp, bạn đang muốn tăng mức thu nhập lên nhiều hơn so với con số nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn cần bắt đầu bằng tiền lương, rồi tiếp theo là tới tiền thưởng và thời gian nghỉ… Bạn nên đưa ra mức lương mong muốn kèm những lời phân tích để thuyết phục nhà tuyển dụng. Cũng như nhà tuyển dụng thấy nó phù hợp với vị trí, chức năng công việc của bạn. Đồng thời, chứng minh rằng đây cũng là mức lương mặt bằng chung chứ không phải con số xa vời.

>>> Tham khảo: Cách deal lương thẳng thắn nhưng vô cùng khéo léo được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Nghệ thuật về mức lương giao động khi đàm phán lương 

Khi thực hành kỹ năng deal lương với nhà tuyển dụng, bạn nên đưa ra một mức lương dao động. Ở đây, nhà tuyển dụng sẽ dựa trên cơ sở mức lương đó để trả lương cho bạn. Vậy, mức lương dao động đưa ra như thế nào để có lợi nhất? Thông thường thì khi bạn chọn đưa ra con số trong khoảng nào đó, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức đồng ý với con số thấp nhất. Chẳng hạn như, bạn muốn mức lương từ 16 – 18 triệu.  Nhà tuyển dụng sẽ đồng ý ngay với mức lương 16 triệu. Trong khi, bạn hoàn toàn có thể hưởng mức lương 18 triệu. Bởi vậy, bạn phải tự tin đưa ra mức dao động hợp lý nhất. Và con số bắt đầu từ mức lương mà bạn đang kỳ vọng muốn nhận.

Không tiết lộ về mức lương hiện tại 

Tiết lộ về mức lương hiện tại có thể khiến bạn mất đi cơ hội đàm phán lương mong muốn. Trên thực tế, nhà tuyển dụng đa số sẽ trả cho bạn mức lương tương đương hoặc thấp hơn so với việc làm trước với rất nhiều lý do “hợp lý” được đưa ra. Vì vậy, bạn cần phải kiểm soát tình huống, cố gắng không thừa nhận con số cụ thể. Bạn có thể nói về sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc hiện đang ứng tuyển. Đồng thời nhấn mạnh điều gì khiến họ phải đưa ra mức lương cao hơn đối với bạn.

Tóm lại, khi đàm phán lương với nhà tuyển dụng, bạn nhớ đừng thao thao bất tuyệt nói về bản thân mình. Hay là chăm chăm đòi hỏi mức lương xa vời trong cuộc đàm phán. Dù bạn có làm những gì thì người quyết định cuối cùng về mức lương trả cho bạn vẫn là nhà tuyển dụng. Cho nên, hãy để ý thái độ của nhà tuyển dụng mà đưa ra cách ứng xử phù hợp. Hãy mạnh dạn đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đừng ngại thất bại, sẽ chẳng nói trước được điều gì nếu bạn không thử.

>>> Có thể bạn quan tâm:

  1. Công cụ giúp quản lý nhân sự – tiền lương chính xác – hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và lớn.
  2. Kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả trong mô hình doanh nghiệp.

Bài viết liên quan