HomeKiến thức chungChức năng của Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp

Chức năng của Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sẽ bao gồm rất nhiều vị trí chức danh khác nhau. Các chức danh không chỉ đơn thuần là tên gọi mà nó còn có thể hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, năng lực chuyên môn, điều kiện làm việc, cũng như các mối quan hệ… của người đảm nhận trực tiếp chức năng đó. Dưới đây là chức năng của Giám đốc điều hành – CEO trong doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, CEO có vai trò định hướng chiến lược đối với mọi hoạt động của công ty. Và còn là người thiết lập bộ máy quản lý, thực hiện các hoạt động tài chính. Và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tổng thể. Hơn nữa, còn một nhiệm vụ quan trọng, CEO đó là xây dựng và điều hành bộ máy nhân sự hoạt động hiệu quả… Tại nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Vai trò của CEO còn thể hiện những nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Vai trò, chức năng của Giám đốc điều hành

Đóng góp cho sự thành công của toàn thể doanh nghiệp. Là người đứng đầu, CEO có trách nhiệm thiết lập và triển khai các chiến lược dài hạn. Nhằm gia tăng giá trị cổ tức, mang đến sự hài lòng cho những cổ đông đang nắm giữ phần vốn trong doanh nghiệp.

Chức năng của Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp

Chức năng của Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp cụ thể, vai trò và nghĩa vụ của CEO còn có nhiều sự khác biệt nữa. Do thường phụ thuộc vào cơ cấu của tổ chức, cũng như quy mô tổng thể của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), CEO thường nắm trong tay quyền lực rất lớn. Đôi khi bao gồm cả trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng nhân lực. Ở các doanh nghiệp quy mô lớn, trách nhiệm của CEO thường chỉ việc ra quyết định cho các chiến lược dài hạn. Những quyết định ít quan trọng hơn sẽ được phân quyền cho các nhà quản lý ở cấp thấp hơn.

Về tổng thể, vai trò và chức năng của Giám đốc điều hành bao gồm:

  • Phát triển kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp với mục tiêu ngắn hạn. Và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
  • Thiết lập bộ máy quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP. Từ đó, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, giúp gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Đại diện cho doanh nghiệp khi phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ và với công chúng.
  • Điều hành, quản lý, đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp dưới. Và đội nhóm trong doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
  • Thiết lập, triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp. Đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược. Hướng đến mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất.
  • Điều chỉnh các quy định trong công ty sao cho đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa. Duy trì kỷ luật để tiến tới mục tiêu kinh doanh, tuân theo hành lang pháp lý.
  • Đọc và phân tích các báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược. Điều chỉnh chiến lược (nếu cần) sao cho phù hợp với công việc kinh doanh.
  • Xây dựng quan hệ tốt với khách hàng trọng yếu, cũng như các cổ đông của công ty.
  • Hiểu sâu và không ngừng cập nhật những thông tin chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo các mục tiêu đó có thể ứng dụng và đo lường được.

Quyền hạn của Giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành là người nắm giữ chức vụ cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm với thành công chung của doanh nghiệp. Quyền hạn của Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp chỉ đứng dưới chủ tịch. Ngoài ra, chức năng của Giám đốc điều hành còn thể hiện ở việc ra quyết định đối với hàng loạt vấn đề liên quan đến quy trình kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Mà không cần phải thông qua sự chấp thuận từ Hội đồng quản trị. Quyền hạn của Giám đốc điều hành sẽ thể hiện trong nhiều khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp. Bao gồm cả hoạt động kinh doanh, đầu tư, quản lý nhân viên, hoạt động chung trong doanh nghiệp. Cũng như cố vấn cho Chủ tịch trong việc quyết định tương lai của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, CEO còn là người ra quyết định với hoạt động tuyển dụng, hay như thay đổi vị trí công tác đối với những nhân viên dưới quyền, trừ trường hợp vị trí của các cá nhân thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

Yêu cầu công việc

  • Tốt nghiệp trình độ trên Đại học các ngành Kinh tế, Quản trị chiến lược, hay các ngành liên quan.
  • Có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm ở chức vụ CEO hoặc kinh nghiệm lâu năm qua vị trí quản lý tương ứng.
  • Có kiến thức chuyên sâu về tài chính và chiến lược kinh doanh; khả năng hoạch định; tổ chức và lãnh đạo tốt.
  • Có kiến thức rộng về Nhân sự, Marketing, Tài chính kế toán… và các chức năng khác trong doanh nghiệp để vận hành trơn tru công việc của mình.
  • Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng (Word office), kỹ năng thuyết trình, đàm phán, ngoại ngữ tốt.
  • Là người có tính quyết đoán, thể hiện thần trách nhiệm cao.

Nếu ví doanh nghiệp như một cỗ máy, thì chức năng của Giám đốc điều hành chính là người vận hành, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp bộ máy để nó luôn hoạt động một cách hoàn hảo và hướng đến chỉ số công suất cao nhất, thu về hiệu quả chất lượng tối ưu. Vừa rồi là những thông tin bài viết cung cấp liên quan đến công việc, vai trò chính của CEO trong doanh nghiệp. Hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích với bạn đọc.

>>> Có thể bạn quan tâm:

  1. Giám đốc điều hành cần có những tố chất gì?
  2. Tìm hiểu vai trò quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO là một đơn vị chuyên kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm Quản trị doanh nghiệp (ERP) và Quản trị tài chính – kế toán dành cho các Doanh nghiệp vừa và lớn.

DMCA.com Protection Status

VP Hà Nội: Tầng 7, tòa nhà 311 – 313 Trường Chinh, Thanh Xuân.
Tel: 024 3776 2472
VP Đà Nẵng: Tầng 3, 466 Nguyễn Hữu Thọ, Cẩm Lệ.
Tel: 0236 363 3733
VP Tp. HCM: Lầu 2, 116-118 Ng.Thị Minh Khai, P.6, Q.3.
Tel: 028 3930 3352