HomeKiến thức chungChuyện nghềQuy trình quản lý công nhân sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp

Quy trình quản lý công nhân sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp

Tại mỗi xí nghiệp, nhà máy, công nhân chính là đội ngũ lao động sản xuất chủ lực. Họ là lực lượng trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp. Cho nên, quản lý công nhân sản xuất hiệu quả là một điều quan trọng, quyết định đến sự thành công, phát triển của cả một doanh nghiệp.

Để quản lý công nhân sản xuất đòi hỏi người quản lý phải nắm được bao quát nhất, sâu sát nhất quá trình hoạt động của công nhân, từ đó kịp thời đưa ra phương hướng điều chỉnh để hoạt động sản xuất diễn ra trôi chảy, đảm bảo tiến độ và đạt năng xuất cao. Dưới đây là chia sẻ về quy trình cách thức thực hiện quản lý công nhân đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Quy trình quản lý công nhân sản xuất hiệu quả trong doanh nghiệp

  1. Quản lý chính xác số lượng công nhân của mỗi bộ phận

Trong quá trình làm việc, không phải lúc nào số lượng công nhân cũng ổn định để người quản lý có thể ấn định được công việc của từng bộ phận, từng hạng mục mà có thể thay đổi do sự điều chuyển công việc hay do người lao động nghỉ việc. Bởi vậy, các nhà quản lý cần phải cập nhật và nắm được chính xác số lượng công nhân làm việc của từng bộ phận, từng hạng mục và thường xuyên kiểm tra để phân bổ khối lượng công việc phù hợp; tránh trường hợp phân công công việc quá nhiều cho những tổ ít công nhân, còn những tổ nhiều công nhân thì lại ít việc – làm ảnh hưởng đến quá trình hoàn thành sản phẩm.

  1. Đề ra chỉ tiêu cụ thể trong công việc của bộ phận, của từng công nhân

Một điều quan trọng trong kỹ năng quản lý công nhân sản xuất là phải đặt ra chỉ tiêu cụ thể cho mỗi bộ phận, mỗi đội công nhân nhất định. Ý nghĩa của công việc này sẽ giúp mỗi công nhân, mỗi đội nhóm có mục tiêu để phấn đấu, đồng nghĩa với việc tăng khả năng chịu trách nhiệm đối với từng hoạt động cụ thể. Các chỉ tiêu này sẽ là thước đo cho chất lượng để mỗi công nhân, mỗi đội nhóm đảm bảo hoàn thành các đơn hàng, sản phẩm đúng thời gian dự kiến.

  1. Kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi nhân công

Việc kiểm soát số lượng lao động là chưa đủ, mà quan trọng hơn là người quản lý phải nắm được chất lượng công việc của từng nhóm công nhân thực hiện. Nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất hiện nay đang thực hiện việc kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi công nhân với việc áp dụng các chỉ tiêu định mức theo thời gian hay theo sản lượng. Việc này nhằm tránh xảy ra tình trạng lãng phí thời gian, lãng phí sức lực, hay gây tổn thất hiệu quả cho xí nghiệp, công trình.

Ở đây, kiểm soát được tình trạng làm việc của công nhân là người quản lý cần theo dõi: thời gian, năng suất công việc của họ. Các công nhân nỗ lực để hoàn thành định mức công việc hàng ngày hay làm việc vượt định mức để có được thu nhập tốt hơn. Điều này mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.

>> Lên Báo cáo thống kê sản xuất với Phần mềm quản lý sản xuất BRAVO

  1. Thiết lập chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý

Một chế độ thưởng phạt hợp lý luôn là điều không thể thiếu trong hoạt động quản lý công nhân sản xuất của công ty, xí nghiệp. Mục đích nhằm động viên tinh thần làm việc bằng những chính sách khen thưởng xứng đáng. Khi công nhân, đội nhóm lao động hoàn thành tốt công việc, hay đề xuất những ý tưởng hay,… thì định mức phần thưởng là tiêu chí, động lực khiến họ cố gắng hơn, nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Và ngược lại sẽ là các hình phạt tương ứng với công nhân vi phạm, để duy trì nề nếp hoạt động của nhà máy, xí nghiệp.

Tuy nhiên, việc thưởng phạt cũng cần lưu tâm đến việc đối xử công bằng với tất cả các công nhân trong nhà máy, đây là yếu tố quan trọng để gắn kết họ lại với nhau. Trong công tác quản lý, thiên vị khi khen thưởng là điều không nên, bởi bất kỳ một sự thiên vị nào cũng sẽ làm phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ và tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

  1. Sắp xếp đội ngũ công nhân hợp lý

Hiệu quả của công việc ở bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ trong xí nghiệp, công trình đều cần một yếu tố quan trọng. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong đội và giữa các đội với nhau. Để thực hiện được điều này, quản lý công nhân sản xuất cần sắp xếp vị trí nhân sự hợp lý, cân nhắc tính chất công việc, kinh nghiệm và khả năng làm việc khác nhau giữa các nhân công để việc kết hợp hiệu quả. Ngoài ra, người quản lý cần linh hoạt điều chuyển, kết hợp giữa những người có ít kinh nghiệm với những người làm việc tốt hơn để có thể học hỏi, rèn luyện thêm. Đây là kỹ năng quản lý không thể thiếu để bộ máy doanh nghiệp, xí nghiệp có thể hoạt động một cách hiệu quả, thuận tiện nhất.

  1. Giải quyết triệt để những mâu thuẫn phát sinh

Trong môi trường làm việc nhiều lao động như quy mô của các doanh nghiệp sản xuất, sẽ khó tránh khỏi những mâu thuẫn phát sinh. Trách nhiệm của người quản lý ở đây là phải xử lý “tận gốc” những vấn đề. Muốn vậy, quản lý cần nắm rõ tâm lý của công nhân, đặt tiêu chí công bằng lên trên hết để hóa giải những mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các công nhân.

  1. Tạo cho công nhân niềm tự hào về doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, các công nhân dù có đoàn kết, hợp tác tốt với nhau như thế nào nhưng nếu không có chung một niềm tự hào nào thì “liên kết” này cũng rất dễ bị lung lay. Vì thế, khi có chung một niềm tự hào, các công nhân có thể gắn kết bền chặt với nhau hơn, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung. Đồng thời, họ sẽ cảm thấy việc được làm việc trong môi trường này là cả một sự may mắn và hết mình cống hiến cho những mục tiêu chung.

  1. Tổ chức các hoạt động nội bộ, xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Những hoạt động nội bộ sẽ là sợi dây liên kết các công nhân làm việc cùng nhau. Thể hiện được sự quan tâm, chăm lo của doanh nghiệp đến đời sống tinh thần công nhân viên của mình. Giúp họ yêu công việc và gắn bó với doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Những biểu mẫu thống kê sản xuất cần cho doanh nghiệp
>> Có thể bạn quan tâm: Lợi ích khi ứng dụng giải pháp quản lý công việc cho chủ doanh nghiệp

 

Bài viết liên quan