HomeKiến thức chungChuyện nghềCác lý do khiến nhân viên quyết định nghỉ việc tại doanh nghiệp

Các lý do khiến nhân viên quyết định nghỉ việc tại doanh nghiệp

Tình trạng nhân viên nghỉ việc không có lý do rõ ràng vẫn luôn là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp hiện nay. Giả sử như tình trạng này kéo dài liên tục, các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu nhiều hệ lụy. Nặng nề nhất là về năng suất lao động và chi phí tuyển dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ khi các nhà quản lý nắm vững được các lý do khiến nhân viên nghỉ việc. Từ dó, mới có các phương án để giữ chân được nhân tài. Dưới đây sẽ là các lý do khiến nhân viên nghỉ việc nhiều nhất hiện nay.

1. Công việc nhàm chán

Có thể nói, lương và môi trường làm việc là hai yếu tố quan trọng nhất. Hầu hết người lao động nào cũng lấy hai yếu tố đó để làm tiêu chí đi hay ở. Không có một ai lại muốn làm việc trong một môi trường tẻ nhạt với các đầu công việc nhàm chán và lặp đi lặp lại như một cỗ máy. Chính vì vậy, đối với những trường hợp này thì các nhà quản lý cần giúp họ tìm lại cảm hứng làm việc. Từ đó, giúp nhân viên nhanh chóng tìm được niềm yêu thích trong công việc. Thậm chí là sẽ có những định hướng gắn bó lâu dài với công ty hơn.

2. Mâu thuẫn với sếp

“Đôi khi nhân viên nghỉ việc không phải do áp lực công việc mà chỉ đơn giản là vì sếp tồi”. Đây chắc hẳn là câu nói quá quen thuộc trong giới công sở. Sếp là người tương tác rất nhiều với tất cả các nhân viên, nếu giữa nhân viên với sếp xảy ra mâu thuẫn thì chắc chắn nhân viên sẽ không thể làm việc tâm huyết với công việc được giao.

Cac-ly-do-khien-nhan-vien-quyet-dinh-nghi-viec-tai-doanh-nghiep

Các lý do khiến nhân viên quyết định nghỉ việc tại doanh nghiệp

Vì vậy, sếp là người cần đưa ra được tiếng nói chung với nhân viên. Từ đó, đưa ra được các mục tiêu công việc làm trọng tâm. Và tạo cảm giác thoải mái để nhân viên có thể dễ dàng đóng góp nhiều ý kiến hay.

3. Không hòa hợp với đồng nghiệp

Bên cạnh việc xảy ra các mâu thuẫn với sếp thì việc không hòa hợp với đồng nghiệp cũng là yếu tố tác động đến việc ra đi hay ở lại của nhân viên. Bởi lẽ, đồng nghiệp là người tương tác hàng ngày, ngồi cùng bàn và làm việc chung một nhóm. Nếu có xảy ra một xích mích nhỏ nào thì người quản lý cần giải quyết mọi việc sớm nhất trước khi câu chuyện đi quá xa.

4. Không có cơ hội phát triển

Thông thường, nhân viên đi làm sẽ có một kỳ vọng là được các sếp ghi nhận và đánh giá cao năng lực của mình. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy tự tin và muốn thể hiện hết các thế mạnh của mình. Nhưng nếu công ty không có sự ghi nhận và các cơ hội phát triển thì bất cứ nhân viên nào cũng sẽ ra đi. Bởi bên ngoài vẫn còn nhiều môi trường tốt hơn cho họ phát triển.

5. Doanh nghiệp không có chính sách khen thưởng

Theo các chuyên gia nghiên cứu, đây là một trong năm yếu tố tác động mạnh đến quyết định nghỉ việc của nhân viên hiện nay. Bởi những gì mà họ đóng góp, cống hiến những tâm huyết của mình cho công việc và cho công ty đều không được khen thưởng thì chắc chắn họ sẽ thấy chán nản và không muốn đóng góp thêm gì nữa. Kéo theo đó là việc nhân viên sẽ dần bị lười suy nghĩ, không muốn sáng tạo. Thậm chí tệ hơn nữa là doanh nghiệp sẽ mất đi nhiều nhân tài.

Trên đây là 5 lý do nghỉ việc của các nhân viên hiện nay trong môi trường doanh nghiệp. Hy vọng các nhà quản lý và lãnh đạo sẽ dựa vào lý do nghỉ việc trên để điều chỉnh lại văn hóa. Cũng như môi trường làm việc hay chính sách cho người lao động một cách hợp lý nhất. Hoặc có thể cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý nhân sự hiệu quả nhất hiện nay, nó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu mọi quy trình quản lý nhân sự một cách dễ dàng – hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Các bước triển khai quy trình đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp hiệu quả.

Bài viết liên quan